Bảng cân đối kế toán là gì?
Bảng cân đối kế toán là một trong ba báo cáo tài chính doanh nghiệp và là chìa khóa cho mô hình tài chính, kế toán. Bảng cân đối kế toán thể hiện tổng tài sản của công ty và cách đầu tư vào những tài sản này, thông qua nợ hoặc vốn chủ sở hữu. Nó cũng có thể được gọi là báo cáo giá trị ròng hoặc báo cáo tình hình tài chính.
Bảng cân đối kế toán dựa trên phương trình cơ bản:
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu.

Như vậy, bảng cân đối kế toán được chia thành hai bên . Phần bên trái của bảng cân đối kế toán thể hiện tất cả tài sản của công ty. Ở phía bên phải bảng cân đối kế toán được mô tả các khooản nợ của Công ty và vốn chủ sở hữu của các cổ đông. Ở bên trái của bảng cân đối sẽ có tài sản ngắn hạn (tài sản lưu động) và tài sản dài hạn. Tài sản lưu động thể hiện tính thanh khoản cao như hàng tồn kho, tiền mặt, các khooản phải thu và tài sản ngắn hạn khác. Các tài sản dài hạn như Nhà máy, thiết bị công cụ và nợ dài hạn thì kém thanh khooản hơn.
Ví dụ về bảng cân đối kế toán

Cấu trúc Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán được thực hiện dựa trên chuẩn mực kế toán Việt nam nhưng nó cũng có những sự khác biệt nhỏ giữa các tổ chức và ngành. Nhưng đặc điểm chung nhất chúng ta thường thấy đó là Tài sản lưu động, tài sản dài hạn, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và Vốn chủ sở hữu.
Tìm hiểu kiến thức cơ bản trong khóa học miễn phí Xây dựng mô hình báo cáo tài chính của HSSLINK
Tài sản ngắn hạn (tài sản lưu động)
Thể hiện đầu tiên trong bảng cân đối kế toán tài sản ngắn hạn đó là tiền và các khoản tương đương tiền trong đó tiền là tài sản có tính thanh khoản cao nhất xuất hiện dòng đầu tiên trên bảng cân đối kế toán.
Các khoản tương đương tiền cũng được gộp chung trong mục này bao gồm các tài sản có thời gian đáo hạn ngắn hạn dưới ba tháng hoặc các tài sản mà công ty có thể thanh lý trong thời gian ngắn, chẳng hạn như chứng khoán thị trường. Các công ty thường thuyết trình số liệu những khoản tương đương trong thuyết minh báo cáo tài chính.
Tài khoản phải thu
Tài khoản này bao gồm các khoản công nợ cần phải thu khách hàng trừ cho các khoản dự phòng phải thu khó đòi. Khi các công ty thu hồi các khoản phải thu, tài khoản này giảm đi và tiền mặt tăng tương ứng.
Hàng tồn kho
Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, hàng hóa, sản phẩm dở dang và thành phẩm. Công ty sử dụng tài khoản này khi xuất bán hàng ghi nhận doanh thu bán hàng và giá vốn được thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh.
Tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn là Nhà máy, máy móc, Thiết bị và các tài sản khác (PP&E) là tài sản cố định hữu hình của công ty. Tài sản được trích khấu hao và ghi nhận giá trị còn lại của tài sản. Một số công ty sẽ phân loại PP&E của theo các loại tài sản khác nhau, chẳng hạn như Đất đai, Tòa nhà và các loại Thiết bị khác nhau. Tất cả PP&E đều có thể khấu hao ngoại trừ Đất.
Tài sản vô hình
Tài sản vô hình bao gồm các tài sản cố định vô hình của công ty có thể xác định được hoặc không. Các tài sản vô hình bao gồm bằng sáng chế, bản quyền, đất đai… Tài sản vô hình không xác định được thương hiệu và lợi thế thương mại.
Nợ ngắn hạn
Nợ ngắn hạn là các khoản nợ được ghi nhận trong vòng 1 năm hay một chu kỳ hoạt động của Doanh nghiệp. Các trái phiếu phải trả cũng có thể trả trong vòng 1 năm hoặc dài hạn (trên 1 năm)
Tài khoản phải trả
Tài khoản Khoản phải trả được ký hiệu là AP (Accounts Payable) , Số khoản nợ Công ty nợ các nhà cung cấp khi mua hàng hóa, dịch vụ mà chưa thanh toán tiền. Khi công ty trả hết công nợ thì tiền sẽ giảm trên tài khooản tiền và khooản nợ cũng sẽ giảm.
Nợ dài hạn
Tài khoản này bao gồm các khoản nợ dài hạn ( không bao gồm các khoản nợ ngắn hạn) . Các khoản nợ có thể nợ vay ngân hàng hoặc nợ nhà cung cấp có kỳ hạn nợ trên 1 năm. Nhưng đa số sẽ rơi vào trường hợp nợ vay ngân hàng khi đó sẽ phải ghi nhận chi phí lãi vay hay có nghĩa là trong quá trình trả nợ thì sẽ trả nợ gốc và tiền lãi của mỗi kỳ.
Vốn chủ sở hữu
Vốn cổ phần của chủ sở hữu
Đây là giá trị hay số tiền , vốn mà các cổ đông đã bỏ ra đầu tư vào Công ty, có thể được góp vốn khi mới thành lập hoặc bổ sung trong các giai đoạn khi Công ty có nhu cầu bổ sung vốn góp bằng các hình thức như tiền mặt, tiền ngân hàng, tài sản, đất đai …
Ví dụ, một nhà đầu tư thành lập một công ty với số tiền là 10 tỷ. Thì 10 tỷ này sẽ được thể hiện trên bảng cân đối kế toán , đối với phần tài sản thì sẽ bao gồm tiền và hàng tồn kho, tài sản là 10 tỷ. Và bên phải của bảng cân đối sẽ bảo gồm các khoản nợ phải và và số vốn góp cũng 10 tỷ. Vì vậy bảng cân đối kế toán luôn cân bằng
Thu nhập giữ lại
Thu nhập giữ lại đây là một định nghĩa khá mới mẻ ở Việt Nam. Thông thường bên phần Vốn chủ sở hữu sẽ thể hiện chỉ tiêu lợi nhuận chưa phân phối, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu lợi nhuận giữ lại là gì?
Lợi nhuận giữ lại = Lợi nhuận sau thuế - trích quỹ - cổ tức
Mỗi doanh nghiệp sau một kỳ kinh doanh sẽ chia hay phân bổ phần lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức cho các doanh nghiệp 1 phần, trích 1 phần vào các quỹ để duy trì hoạt động kinh doanh.
Bảng Cân đối kế toán được sử dụng như thế nào trong Mô hình Tài chính?
Nhà phân tích tài chính dựa vào bảng cân đối kế toán để tính toán các tỷ lệ tài chính để xác định mức độ hoạt động và tài chính của Công ty. Những thay đổi các tài khoản trong bảng cân đối kế toán cũng được sử dụng để tính toán dòng tiền trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ, hoặc có thể tính được chu kỳ tiền trong mỗi kỳ.
Ví dụ, Trong phần dòng tiền đầu tư với việc đầu tư tài sản thiết bị thì chi phí vốn bỏ ra từ cho chi phí khấu hao thì sẽ tính toán được và bao gồm như một dòng tiền ra theo dòng hoạt động đầu tư trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Tầm quan trọng của Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính rất quan trọng và nó kết hợp với các báo cáo khác như báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ để có được một bức tranh tổng thể về tình hình hoạt động của Công ty.

Bốn điểm chính quan trọng trong báo cáo
- Tính thanh khoản: So sánh tài sản hiện tại của một Công ty với các khoản nợ hiện tại của nó cung cấp một bức tranh về tính thanh khoản. Tài sản lưu động phải lớn hơn nợ ngắn hạn để Công ty có thể trang trải các nghĩa vụ ngắn hạn. Chỉ số thanh toán hiện hành và chỉ số thanh toán nhanh là những ví dụ về chỉ số tài chính thanh khoản.
- Đòn bẩy: Nhìn vào cách thức hoạt động đầu tư cho biết Công ty có bao nhiêu đòn bẩy từ đó cho thấy công ty đang chịu rủi ro tài chính như thế nào. So sánh nợ trên vốn chủ sở hữu và nợ trên tổng vốn là cách phổ biến để đánh giá đòn bẩy trên bảng cân đối kế toán.
- Hiệu quả: Sử dụng báo cáo kết quả kinh doanh với bảng cân đối kế toán có thể đánh giá mức độ hiệu quả sử dụng tài sản của Doanh nghiệp. Ví dụ Doanh thu thuần chia cho tài sản cố định thì ta sẽ có tỷ lệ vòng quay tài sản hay chỉ tiêu này thể hiện mức độ hiệu quả 1 tài sản sẽ tạo ra bao nhiêu doanh thu. Ngoài ra chu kỳ vốn lưu động cũng cho ta thấy công ty quản lý tiền mặt như thế nào trong ngắn hạn.
- Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư: Bảng cân đối kế toán có thể được sử dụng để đánh giá mức độ tạo ra lợi nhuận của một Công ty. Ví dụ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE lấy lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu hoặc ROA (Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản), Hoặc ROIC tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư.
HSSLINK là đơn vị đào tạo khóa học online và offline về Tài chính & Kế toán đồng thời thực hiện các dịch vụ kế toán, tài chính cho các doanh nghiệp bởi các chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm trong ngành các vị trí CFO, kế toán trưởng.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về Báo cáo tài chính thông qua các chỉ tiêu