Tháng Sáu 15

0 comments

Chỉ tiêu đo lường thanh khoản hoặc khả năng thanh toán nhanh

By Hss Link

Tháng Sáu 15, 2020


Trong phân tích báo cáo tài chính, tỷ số đo lường khả năng thanh toán ngắn hạn là cung cấp thông tin về thanh khoản của một công ty và những tỷ số này đôi khi được gọi là đo lường khả năng thanh khoản (Liquidity Measures). Vấn dề được quan tâm hàng đầu là khả năng thanh toán các hóa đơn trong ngắn hạn mà doanh nghiệp không bị căng thẳng quá mức. Do vậy những tỷ số này tập trung vào tài sản ngắn hạn và nợ phải trả ngắn hạn

Vì lý do rõ ràng này, các tỷ số thanh khoản đặc biệt quan tâm đến các chủ nợ ngắn hạn. Bời vì giám đốc tài chính liên tục làm việc với các ngân hàng và những người cho vay ngắn hạn khác, nên hiểu rõ những tỷ số này là hết sức cần thiết.

Một ưu điểm của việc xem xét tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn là giá trị sổ sách và giá thị trường của chúng gần như không khác biệt. Thông thường ( mặc dù không phải luôn luôn ) những tài sản và nợ ngắn hạn này không tồn tại đủ lâu để cả hai giá trị này khác biệt nhiều với nhau. Mặt khác, giống như bất kỳ loại tương đương tiền nào, tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn có thể thay đổi khá nhanh, nên các giá trị của ngày hôm nay có thể không phải là một chỉ báo đáng tin cậy cho tương lai.


TỶ SỐ THANH TOÁN HIỆN HÀNH (Current ratio)

Tỷ số thanh toán hiện hành là một trong những tỷ số phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất là tỷ số thanh toán hiện hành (current ratio). Như các bạn có thể đoán, tỷ số thanh toán hiện hành được định nghĩa là:

Dựa vào bảng cân đối kế toán ta có tỷ số năm 2017


Tương tính toán tương tự ta có tỷ số tanh toán các năm là:

TỶ SỐ THANH TOÁN NHANH (Quick or Acid Test Ratio)

Hàng tồn kho là tài sản ngắn hạn kém thanh khoản nhất. Nó cũng là loại tài sản mà giá trị sổ sách của nó ít tin cậy nhất khi đuo lường bằng giá trị thị trường bởi vì không chắc về chất lượng hàng tồn. Một số  hàng tồn kho có thể sau này sẽ bị hư hỏng, lạc hậu hoặc thất thoát.

Hơn nữa, hàng tồn kho khá lớn thường là dấu hiệu của sự trục trặc trong ngắn hạn. Công ty có thể ước tính doanh số quá cao nên đã mua hàng tồn kho quá nhiều hoặc sản xuất quá nhiều. Trong trường hợp này, công ty có thể có một phần đáng kể tài sản thanh khoản của mình nằm ở hàng tồn kho hoặc chậm luân chuyển.

Để đánh giá kỹ hơn về tính thanh khoản Tỷ số thanh toán nhanh (quick ratio) hay (acid test ratio được tính giống như tỷ số thanh toán hiện hành ngoại trừ việc loại trừ hàng tồn kho ra:

Dựa vào bảng cân đối ta có tỷ số năm 2017 như sau:


Tương tự: Chỉ số thanh toán nhanh các năm như sau:


TỶ SỐ TIỀN MẶT (Cash ratio)

Nhà cung cấp tín dụng ngắn hạn có thể quan tâm đến tỷ số tiền mặt (cash ratio)


Dựa vào bảng cân đối ta tính tỷ số tiền mặt năm 2017 như sau: 


Tương tự chỉ số tiền mặt các năm như sau:


Như vậy dựa vào ví dụ trên các bạn đã hiểu cơ bản về việc tính toán và phân tích các chỉ tiêu đo lường thanh khoản hoặc khả năng thanh toán nhanh trong việc phân tích các chỉ số quan trọng của phân tích Báo cáo tài chính

Hss Link

About the author

tiểu sử của hss

Leave a Repl​​​​​y

Your email address will not be published. Required fields are marked

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Đăng ký nhận bản tin mới

Nhận thông báo các bài viết mới và các bảng tin Tài Chính - Kế Toán mới nhất từ HSS. Để không bỏ lỡ các bài viết hay và thông tin bổ ích.

__CONFIG_colors_palette__{"active_palette":0,"config":{"colors":{"cf6ff":{"name":"Main Color","parent":-1},"73c8d":{"name":"Dark Accent","parent":"cf6ff"}},"gradients":[]},"palettes":[{"name":"Default","value":{"colors":{"cf6ff":{"val":"rgb(20, 115, 210)","hsl":{"h":210,"s":0.82,"l":0.45}},"73c8d":{"val":"rgb(21, 89, 162)","hsl_parent_dependency":{"h":211,"s":0.77,"l":0.35}}},"gradients":[]}}]}__CONFIG_colors_palette__
Đăng ký