Tài chính doanh nghiệp là gì?
Giả sử bạn muốn thành lập doanh nghiệp sản xuất may quần Jean. Để hoạt động kinh doanh cần phải thuê quản lý mua hàng, nguyên vật liệu, nhân công để sản xuất sản phẩm và bộ phận bán sản phẩm quần Jean. Theo thuật ngữ tài chính khi bạn thực hiện đầu tư vào những tài sản như hàng tồn kho (Nguyên vật liệu), máy móc thiết bị, đất đai và lao động thì số tiền bạn đầu tư vào những tài sản này phải bằng số tiền bạn huy động được. Khi bạn bắt đầu bán sản phẩm quần Jean là lúc doanh nghiệp bạn tạo ra tiền. Đó là nền tảng của việc tạo ra giá trị. Mục tiêu của doanh nghiệp là tạo ra giá trị cho bạn hay chủ sở hữu doanh nghiệp. Giá trị này được thể hiện dưới dạng một bảng cân đối kế toán đơn giản của Công ty.
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

TÀI SẢN NGẮN HẠN VÀ TÀI SẢN DÀI HẠN
Chúng ta nhìn hình ảnh ở trên là phác họa bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định và nó sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát ban đầu về tài chính doanh nghiệp. Tài sản của doanh nghiệp nằm bên trái của bảng cân đối kế toán. Những tài sản này có thể được phân loại thành tài sản ngắn hạn (current assets) và tài sản dài hạn (fixed assets).
Tài sản dài hạn hay còn gọi là tài sản cố định (fixed assets) là những tài sản mà sẽ tồn tại trong một khoảng thời gian dài, như các tòa nhà. Một số tài sản cố định là tài sản hữu hình như máy móc thiết bị. Những tài sản cố định khác là tài sản vô hình, như bằng phát minh sáng chế (patents) và thương hiệu (trademarks).

Loại tài sản còn lại, tài sản ngắn hạn (current assets) bao gồm những tài sản có đời sống ngắn hạn như hàng tồn kho, hay có nghĩa là có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong một kỳ kinh doanh hoặc một năm. Sản phẩm quần jean được doanh nghiệp sản xuất ra nhưng chưa bán được gọi là hàng tồn kho. Trừ khi sản xuất ra quả nhiều sản phẩm này sẽ nhanh chóng được tiêu thụ và rời khỏi doanh nghiệp của bạn. Hay cụ thể hơn đó là vốn bằng tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu và tài sản ngắn hạn khác
NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU
Trước khi một doanh nghiệp có thể thực hiện đầu tư vào tài sản nó phải có được nguồn tài trợ, nghĩa phải huy động được tiền để trang trải cho hoạt động đầu tư của mình. Các dạng nguồn tài trợ mà doanh nghiệp đã huy động được trình bày ở phía bên phải của bảng cân đối kế toán.

Một doanh nghiệp sẽ phát hành (bán) các mảnh giấy được gọi là nợ (thỏa thuận vay nợ) hay cổ phần (cổ phiếu). Nợ cũng giống như tài sản sẽ được phân loại thành nợ ngắn hạn hoặc nợ dài hạn.
Nợ ngắn hạn được gọi là nghĩa vụ nợ ngắn hạn (Current liablility). Nợ ngắn hạn (short-tern debt) bao gồm nợ vay ngân hàng và các nghĩa vụ nợ khác mà doanh nghiệp phải hoàn trả trong vòng 1 năm.
Nợ dài hạn (long-tern debt) là nghĩa vụ nợ mà doanh nghiệp không phải hoàn trả trong vòng 1 năm. Vốn cổ phần (equity) của cổ đông là chênh lệch giữa giá trị của tổng tài sản và tổng nợ của doanh nghiệp. Theo định nghĩa này vốn cổ phần (hay vốn chủ sở hữu) chính là phần tài sản còn lại của doanh nghiệp sau khi trả hết nợ.
Từ kết cấu bảng cân đối kế toán, chúng ta có thể dễ dàng hiểu được tại sao tài chính doanh nghiệp được thiết lập nhằm trả lời ba câu hỏi dưới đây:
- Doanh nghiệp nên đầu tư vào loại tài sản dài hạn nào? Câu hỏi này liên quan đến cấu trúc phía bên trái của bảng cân đối kế toán. Dĩ nhiên, doanh nghiệp đầu tư vào loại tài sản nào, tỷ lệ bao nhiêu thường sẽ do đặc thù ngành nghề quyết định. Chúng ta sử dụng thuật ngữ hoạch định ngân sách vốn (Capital budgeting) để mô tả quá trình hình thành và quản lý những chi tiêu đầu tư vào các tài sản dài hạn.
- Bằng cách nào doanh nghiệp có thể huy động tiền để trang trải cho các nhu cầu chi tiêu đầu tư cần thiết? Câu hỏi này liên quan đến cấu trúc phần bên phải của bảng cân đối kế toán. Câu trả lời của câu hỏi này liên quan đến cấu trúc vốn (capital structure) của doanh nghiệp, tức là tỷ lệ giữa các nguồn tài trợ bao gồm nợ ngắn hạn và dài hạn và vốn cổ phần.
- Dòng tiền hoạt động trong ngắn hạn sẽ quản lý ra sao? Câu hỏi này liên quan đến phần phía trên của bảng cân đối kế toán. Thường thì hoạt động kinh doanh thời điểm dòng tiền vào và thời điểm dòng tiền ra không khớp nhau. Hơn nữa chúng ta cũng không biết chắc chắn về số lượng và thời điểm dòng tiền hoạt động phát sinh. Vì vậy các nhà quản trị tài chính phải biết cách quản lý sự khác biệt về thời điểm phát sinh này của dòng tiền. Dưới góc nhìn từ bảng cân đối kế toán, quản lý dòng tiền liên quan đến vốn luân chuyển ròng (net working capital) của doanh nghiệp. Vốn luân chuyên ròng được định nghĩa là chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Dưới góc độ tài chính, các vấn đề trong quản trị dòng tiền trong ngắn hạn phát sinh từ sự không trùng hợp trong thời điểm của dòng tiền vào và dòng tiền ra. Đây chính là chủ đề của quản trị tài chính ngắn hạn.

GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH
Trong các doanh nghiệp lớn, hoạt động tài chính thường gắn với một nhân sự cấp cao của công ty như Phó tổng giám đốc và giám đốc tài chính, và một vài nhân sự ở cấp thấp hơn. Cơ cấu tổ chức của một công ty thông thường có nhấn mạnh đến hoạt động tài chính doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm báo cáo giám đốc tài chính là Kế toán trưởng và Trưởng phòng quản trị hoặc trưởng phòng tài chính (Phụ thuộc vào cơ cấu, mô hình của mỗi doanh nghiệp) . Ngoài ra chịu trách nhiệm về quản lý dòng tiền, quản lý các quyết định chi tiêu vốn đầu tư và lập kế hoạch tài chính. Kế toán trưởng phụ trách chuyên môn về kế toán, bao gồm thuế, kế toán chi phí, kế toán tài chính và hệ thống thông tin kế toán.